linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

Bạn nghi ngờ mình đang bị COPD ?

COPD là viết tắt của bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính
Bạn nghi ngờ mình đang bị COPD (bệnh Phổi Tắt nghẽn Mạn tính)? Đã đến lúc phải nói chuyện với bác sĩ.
 
🍀 Ngay khi bạn thấy trong người mình hoặc người thân có các dấu hiệu và triệu chứng của COPD, hãy đi khám. Để kiểm soát bệnh tốt, bạn cần hành động sớm. Khi đó bạn sẽ sống chung với bệnh tốt hơn.
 
👉  Sau đây là các mẹo giúp bạn tận dụng được tối đa thời gian khám bệnh với bác sĩ.
 
1. Tìm hiểu các triệu chứng của COPD trước khi đi khám
 
Khi nắm rõ các triệu chứng của bệnh, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ dễ dàng hơn. Hãy viết ra nhật kí xuất hiện triệu chứng theo ngày hoặc tuần và mang nó theo, nhớ viết chi tiết các việc bạn thường làm khi bị và bao lâu thì hết.
✅ Khó thở trong các hoạt động thường ngày
✅ Cảm giác như không thở nổi
✅ Không thể hít sâu được
✅ Ho liên tục, thường gọi là “kiểu ho của người hút thuốc”
✅ Thở khò khè
✅ Nhiều đờm
 
2. Hiểu được các nguy cơ khiến bạn bị COPD và trao đổi với bác sĩ
 
Tiền sử hút thuốc là một trong những nguy cơ chính của COPD nhưng không phải là duy nhất. Tiếp xúc lâu dài với chất ô nhiễm, một số loại hóa chất và bụi cũng có thể gây ra COPD. Chia sẻ với bác sĩ tất cả các nguy cơ bạn có thể có, điều này giúp bác sĩ có biện pháp kiểm soát bệnh của bạn tốt hơn.
 
3. Biết được bạn sẽ được làm các xét nghiệm gì trước khi đi khám
 
Nếu bạn có triệu chứng của COPD, bạn cần làm nghiệm pháp thở gọi là hô hấp kí để xác định có bệnh hay không. Đây là một xét nghiệm không xâm nhập. Bạn cần thở vào máy hô hấp kế. Bạn được ngậm chặt ống thở của máy rồi hít vào và thở ra theo hướng dẫn. Thường chỉ mất khoảng vài phút.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4. Mang theo câu hỏi và giấy viết
 
Trước khi đi khám, bạn hãy viết xuống những câu cần hỏi về COPD và mang theo. Trong lúc khám nhớ ghi lại câu trả lời, và đừng ngại yêu cầu bác sĩ lặp lại những chỗ bạn chưa hiểu.
Một vài câu hỏi gợi ý:
✅ Làm thế nào để biết chắc đang bị COPD?
✅ Điều trị COPD như thế nào?
✅ Tác dụng phụ của điều trị?
✅ Tôi có thể thay đổi được gì để giúp cho cuộc sống với COPD được dễ dàng hơn?
 
5. Đừng đi một mình
 
Nếu có thể, nên đi cùng người nhà hoặc bạn bè. Khi nghe các thông tin về sức khỏe, hai người nghe vẫn tốt hơn là một.
 
6. Nguồn tham khảo đáng tin cậy về COPD 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ngọc Phan, dịch từ --> COPD: Patient Tips
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team